Bật mí những cách quản lý chi tiêu hiệu quả cho người trẻ

193 0

GenZ là một thế hệ trẻ, tài năng, nhiều người đã có thể gặt hái thành công về mặt kinh tế từ rất sớm. Tuy nhiên, để duy trì kinh tế cá nhân một cách ổn định, hiệu quả, lâu dài thì không phải bạn trẻ nào cũng biết. Hôm nay, hãy cùng tìm hiểu những cách quản lý chi tiêu cá nhân hiệu quả nhé!

Tại sao phải biết quản lý chi tiêu?

Quản lý chi tiêu cũng quan trọng như cách bạn lao động hay đầu tư vậy. Dù thu nhập có cao nhưng khi bạn chi tiêu không hợp lý thì dòng tài sản bạn làm ra cũng sẽ sớm trôi mất mà không để lại hiệu quả gì đáng kể.

Quản lý chi tiêu cũng quan trọng như cách bạn lao động hay đầu tư vậy.  

Quản lý chi tiêu cũng quan trọng như cách bạn lao động hay đầu tư vậy. 

 

Để có một tương lai ổn định về mặt kinh tế thì bạn phải biết tiết kiệm, chi đúng nơi, dùng đúng chỗ. Vậy có những mẹo nào cho việc chi tiêu một cách hiệu quả không? Hãy cùng tìm hiểu thôi nào!

Những phương pháp quản lý chi tiêu hiệu quả:

2.1. Phương pháp 50/30/20:

Đây là phương pháp được tạo ra để những mỗi cá nhân đều có thể áp dụng, nhằm đặt ra một lượng quỹ nhất định cho những nhu cần thiết như y tế sức khỏe, giáo dục, nghỉ dưỡng. Nếu xem tổng thu nhập của bạn là 100 thì bạn có thể chia như sau:

Với 50 là những chi tiêu thiết yếu bắt buộc như ăn uống, nơi ở, xăng xe, hóa đơn,… 

30 là cho những chi phí thường có thể phát sinh như hiếu hỉ, giải trí, mua sắm… 

Và 20 là cho các khoản tích lũy cho việc khác như tiết kiệm, trả nợ.

2.2. Phương pháp 6 lọ tài chính

Đây cũng có thể coi là phiên bản “nâng cao” của phương pháp 50/30/20. Bạn cần chia tổng thu nhập của mình một cách chi tiết:

Lọ 1 – Nhu cầu thiết yếu (55%): Vẫn là chi tiêu chính yếu như sinh hoạt phí, hóa đơn, nhà cửa, ăn uống…

Lọ 2 – Tiết kiệm (10%): Phục vụ cho các mục tiêu lâu dài như: mua nhà, xe,…

Lọ 3 – Giáo dục (10%): Đầu tư cho bản thân các khóa học để tự phát triển

Lọ 4 – Hưởng thụ (10%): Đây là khoản để bạn chiều chuộng sở thích, nhu cầu giải trí của bản thân.

Lọ 5 – Đầu tư (10%): đầu tư vào các hoạt động kinh doanh như bất động sản, chứng khoán, mua bán…

Lọ 6 – Từ thiện (5%): Đây là khoản để bạn có thể giúp đỡ mọi người xung quanh mình. nên biết sẻ chia cho cuộc sống thêm tươi đẹp mà, đúng không?

2.3. Phương pháp phong bì

Đây là phương pháp rất đơn giản, chỉ cần bạn có đủ kỷ luật cho bản thân:

Bước 1: viết các khoản chi tiêu quan trọng lên phong bì và cho một khoản nhất định bạn mong muốn.

Bước 2: Lấy tiền ra và tiêu thôi! nhưng tuyệt đối không sử dụng quá số tiền mình bỏ trong phong bì.

Đấy, cực đơn giản đúng không nào? Bạn có thể kết hợp áp dụng các phương pháp khác để phân chia số tiền trong mỗi phong bì cho hợp lý. Tuy nhiên quan trọng nhất vẫn là quyết tâm của bạn.

2.4. Phương pháp sổ Kakeibo của người Nhật

Kakeibo (家計簿 – kah koh boh) có nghĩa là “sổ tài khoản gia đình”. Nói đơn giản thì đây là một cuốn sổ để bạn ghi chép mọi kế hoạch chi tiêu của bản thân hay gia đình của mình. 

Phương pháp này hiệu quả đến mức, ở Nhật người ta còn phát hành một loại “sổ chi tiêu” thiết kế riêng cho các hộ gia đình sử dụng. Bạn chỉ việc ghi vào các khoản thu, đã chi và dự chi cũng như khoản tiết kiệm mình mong muốn.

Đây là các bước vắn tắt để sử dụng sổ Kakeibo một cách hiệu quả:

Bước 1: Chuẩn bị 1 cây viết và một cuốn sổ (chắc chắn rồi).

Bước 2: Ghi lại khoản thu từ tất cả các nguồn thu nhập mỗi tháng.

Bước 3: Ghi lại các khoản chi cố định mỗi tháng (điện, nước, gas, điện thoại, nhà…).

Bước 4: Ghi ra số tiền mình muốn tiết kiệm – đây sẽ là số tiền bạn cố gắng không sử dụng đến.

Bước 5: ghi chép chi tiêu theo phân loại cụ thể theo các phân loại: Đồ thiết yếu (ăn uống, thuốc men,…), giải trí, dự trù phát sinh ngoài dự kiến…

Bước 6: Đây là lúc bạn bỏ bớt các khoản chi ít cần thiết hơn để đảm bảo số tiền bạn muốn tiết kiệm sẽ được bảo toàn vào cuối tháng.

Bước 7: Nhìn lại chi tiêu trong tháng, khoản nào dư ra, khoản nào bạn có thể cắt giảm để tháng sau có thể chi tiêu hiệu quả hơn.

Kakeibo (家計簿 – kah koh boh) có nghĩa là “sổ tài khoản gia đình”

Kakeibo (家計簿 – kah koh boh) có nghĩa là “sổ tài khoản gia đình”

2.5. Sử dụng ứng dụng ngân hàng số TNEX

Bạn thấy sổ Kakeibo còn bất tiện hay đơn giản bạn không thích ghi chép tay mọi thứ. Thì đây sẽ là giải pháp cho bạn. Với ứng dụng TNEX, bạn có thể học quản lý chi tiêu cực kỳ tiện lợi nhưng vẫn rất hiệu quả.

Được tích hợp chức năng Quản lý chi tiêu hiệu quả, TNEX cho phép bạn đặt hạn mức chi tiêu, ghi chú lại các khoản đã chi. Nhắc nhở bạn còn bao có thể sử dụng bao nhiêu tiền để bảo vệ mục tiêu tiết kiệm của mình.

TNEX sẽ như là một cuốn sổ Kakeibo nằm trọn trong lòng bàn tay bạn!

Với ứng dụng TNEX, bạn có thể học cách quản lý chi tiêu cực kỳ tiện lợi nhưng vẫn rất hiệu quả.

Với ứng dụng TNEX, bạn có thể học cách quản lý chi tiêu cực kỳ tiện lợi nhưng vẫn rất hiệu quả.

Một số lưu ý để quản lý chi tiêu hiệu quả

Dưới đây là một số điều bạn cần nhớ để có thể đạt được mục tiêu quản lý tài chính mình đề ra:

  • Đặt mục tiêu tài chính rõ ràng.
  • Phân bố chi tiêu hợp lý.
  • Thay đổi thói quen mua sắm.
  • Tiết kiệm ngay sau khi có thu nhập.
  • Sử dụng các phần mềm quản lý chi tiêu cá nhân như TNEX.

Dưới đây là 5 mẹo nhỏ để bạn có thể quản lý tài chính cá nhân tốt hơn

Sử dụng các phần mềm quản lý chi tiêu cá nhân như TNEX

Sử dụng các phần mềm quản lý chi tiêu cá nhân như TNEX.

Tổng kết

Hy vọng bài viết đã phần nào gợi ý được cho bạn cách quản lý chi tiêu một cách thông minh, hiệu quả. Tuy có nhiều phương pháp, nhưng quan trọng nhất vẫn là thái độ của bản. Còn nếu thấy vẫn còn quá khó khăn, bạn có thể chọn một người bạn đồng hành như TNEX để giúp mình trên con đường làm chủ tài chính của bản thân. Chúc bạn thành công!

>>> Xem thêm: Thanh toán điện nước online siêu đơn giản với TNEX